Danh mục sản phẩm
Hổ trợ trực tuyến
Mr Hùng - 0917.555.342
Mr Hùng - 0986.012.168
Mr Quyết - 0973.356.228
Ms Thủy kinh doanh - 0913.539.439
KD 2 HDVN - 0888.339.332
Tin Tức
Fanpage Facebook
Liên kết website
Thống kê
- Đang online 0
- Hôm nay 0
- Hôm qua 0
- Trong tuần 0
- Trong tháng 0
- Tổng cộng 0
Panme kỹ thuật 500-600 mm
TQ630
Panme thường được dùng để đo piton, kích thước của trục khuỷu, phanh đĩa , kích thước xi-lanh và độ sâu của lỗ khoan…. Và còn nhiều ứng dụng hữu ích khác.Panme có một số ứng dụng nổi bật so với các thiết bị đo lường khác như là: có thể đo đối tượng có kích thước rất nhỏ nhưng có độ chính xác cao
Liên hệ:
Mr Hùng: 0917.555.342 / 0986.012.168
Để được tư vấn và báo giá thiết bị.
Panme đo đường kính ngoài 500-600mm
Dụng cụ đo panme được bảo hành: 12 tháng trên toàn quốc.
Tổng quan sản phẩm
+Panme nằm trong hộp gỗ bảo quản
Panme
Thước Panme là gì?
Thước Panme là loại thiết bị đo cơ khí có độ chính xác cao, thường được sử dụng nhiều trong ngành cơ khí chế tạo. Nó bao gồm 3 loại chủ yếu là Panme đo đường kính ngoài, đường kính trong của trục và độ sâu của khe.
Thước Panme là một thiết bị dùng để đo khoảng cách rất nhỏ. Nó có thể cho độ chính xác đến 0,0005mm, con số gần như tuyệt đối này giúp Panme được ứng dụng trong các ngành nghề cần sự chính xác cao như đo thông số kỹ thuật của máy móc, chi tiết, nhôm kính hay dùng trong ngành công nghiệp nặng... Xuất hiện thường xuyên trong đo lường, nghiên cứu về đo lường, Panme có nhiều lợi thế hơn các loại dụng cụ đo lường khác như thước kẹp thông thường.
Panme thường sẽ dễ sử dụng và có cách đọc số không quá phức tạp so với các thiết bị đo lường khác
Thước Panme dùng để làm gì?
Panme thường được dùng để đo kích thước ngoài, kích thước trong, đo chiều sâu của piton, kích thước của trục khuỷu, phanh đĩa, kích thước xi-lanh và độ sâu của lỗ khoan….
Thước Panme có một số ứng dụng nổi bật hơn so với các thiết bị đo lường khác như là: Có thể đo đối tượng có kích thước rất nhỏ nhưng có độ chính xác cao do khi đo bằng Panme ta thấy thân Panme và chi tiết cùng nằm trên một đường thẳng, vì chuyển động quay của Panme làm cho Panme tịnh tiến (gây ra sai số là rất ít). Với thước cặp thông thường, giữa các chi tiết và thân của thước không nằm trên cùng một đường thẳng, ta thấy nó có một khoảng cách nào đó và thước cặp có khớp trượt (khớp tịnh tiến) nên khả năng gây ra sai số là lớn hơn (do bị dơ, và khe hở này luôn tồn tại không khắc phục được) .Ngoài ra khi đo bằng Panme, các chi tiết sẽ không bị tác dụng lực như thước cặp nên ít sai số. Vì vậy, khi cần đo vật thể có chính xác cao thì nên sử dụng thước Panme để đo sẽ cho kết quả chính xác hơn.
Cấu tạo của Panme
Thường thì mỗi loại Panme sẽ có cấu tạo trên một nền tảng cơ bản nhưng sẽ có thay đổi theo công dụng đo lường của từng sản phẩm, tùy vào loại Panme mà sẽ có cấu tạo khác như thước Panme đo ngoài, Panme đo trong, Panme đo độ sâu.
Tuy nhiên, dù là loại Panme nào thì cấu tạo cũng cần phải có đủ những bộ phận cơ bản nhất là:
- Mỏ đo (anvil).
- Đầu đo di động (spindle).
- Vít hãm/ chốt khóa (lock).
- Thân thước chính (sleeve).
- Thân thước phụ (thimble).
- Núm vặn/ tay xoay (ratchet knob).
- Tay cầm (frame).
Thước Panme được hiệu chuẩn theo một trong hai hệ số đo quốc tế là inch hoặc hệ mét.
Hướng dẫn sử dụng thước Panme, cách đo Panme
Dù khá quen thuộc đối với các kỹ sư cơ khí nhưng có khi nào bạn thắc mắc liệu mình đã sử dụng đúng kỹ thuật hay các bước tiến hành của nó để đạt hiệu quả tối ưu cho việc đo lường của mình chưa? Hay các bạn sinh viên, những người mới bước vào nghề đã thành thạo các bước sử dụng thước Panme chưa? Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn về những điều này thì dưới đây, HD Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn một cách chi tiết nhất những thao tác chuẩn khi sử dụng Panme mà các bạn cần gì nhớ.
Trước khi đo
Trước khi bắt đầu tiến hành đo, bạn nhất định cần phải thực hiện những bước kiểm tra dụng cụ cũng như bề mặt đo. Kiểm tra xem thước Panme có bị mòn hay sứt mẻ gì không, nếu đầu đo bị mòn hay sứt mẻ thì kết quả đo sẽ không chính xác, bạn nên đổi sang cái khác. Tiếp theo đó, chúng ta kiểm tra xem các bộ phận có chuyển động trơn tru hay không, kiểm tra xem spin doll xem có chuyển động trơn tru hay không. Ngoài ra, bạn cũng cần vệ sinh bề mặt đo để tránh trường hợp bị bụi bặm bám vào.
Kiểm tra điểm 0: Trước khi đo phải kiểm tra điểm 0, nếu điểm 0 bị lệch thì dù có đo chính xác cũng không cho kết quả đo chính xác.
- Đối với thước Panme từ 0 - 25mm: Ta cho tiếp xúc trực tiếp 2 bề mặt đo để kiểm tra điểm 0.
- Đối với thước Panme từ 25 - 50mm… thì ta dùng block gauge tương ứng để kiểm tra điểm 0.
Khi tiến hành đo
- Kiểm tra lại lần nữa xem thước có thực sự chính xác hay không.
- Nới lỏng vít kẹp, vặn nút vặn để đầu đo di động theo kích thước lớn hơn kích thước của chi tiết cần đo.
- Áp đầu đo cố định vào mặt chuẩn chi tiết cần đo, sau đó vặn nút vặn để đầu đo di động di chuyển đến khi đầu đo di động chạm vào mặt chi tiết cần đo (Đảm bảo sự tiếp xúc của đầu đo sao cho vuông góc với kích thước cần đo, nếu đo đường kính thì đầu đo phải nằm trên đường kính chi tiết).
- Giữ cho đường tâm của 2 mỏ đo trùng với kích thước vật cần đo.
- Trường hợp phải lấy Panme ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm(cần hãm) để cố định đầu đo động trước khi lấy Panme ra khỏi vật đo.
- Khi đo dựa vào mép thước động ta đọc được số “mm” và nửa “mm” của kích thước ở trên thước chính.
- Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính ta đọc được phần trăm “mm” trên thước phụ (giá trị mỗi vạch là 0.01 mm).
Trong trường hợp khi đo, điểm 0 bị lệch, chúng ta cần tiến hành điều chỉnh lại điểm 0 bởi nếu điểm 0 bị lệch sẽ ảnh hưởng đến kết quả đo. Có hai trường hợp điểm điểm 0 lệch lên trên hoặc xuống dưới, ta điều chỉnh như sau:
Trường hợp điểm 0 bị lệch lên trên
- Cố định spin doll bằng chốt khóa.
- Dùng dụng cụ xoay để xoay giá trị bị lệch.
- Kiểm tra lại xem điểm 0 đã ăn khớp hay chưa.
- Nếu điểm 0 vẫn bị lệch tiến hành làm lại từ đầu.
Trường hợp điểm 0 bị lệch xuống dưới
- Cố định spin doll bằng chốt khóa.
- Dùng dụng cụ xoay để xoay giá trị bị lệch.
- Kiểm tra lại xem điểm 0 đã ăn khớp hay chưa.
- Nếu điểm 0 vẫn bị lệch tiến hành làm lại từ đầu.
Cách đọc trị số đo trên thước Panme
Để đọc trị số đo trên thước Panme ta có công thức tính : L = A + B + C.
Trong đó: L: Kích thước chi tiết đo.
A là phần nguyên: Đọc từ vạch 0 trên thước chính đến vạch sát mép ống quay.
B là phần thập phân: Xem mép ống quay đã vượt qua vạch 0,5mm chưa.
C là phần trăm: Đọc vạch số mấy trên du xích trùng với vạch chuẩn rồi nhân với 0,01mm
Với kinh nghiệm, uy tín hơn 10 năm hoạt động trong ngành cung cấp máy móc và phân phối các thiết bị phụ trợ như dụng cụ đo: Panme đo đường kính ngoài cỡ đại (300mm – 3000mm).
Chúng tôi Công Ty Cổ Phần Máy Và Thiết Bị HD Việt Nam cam kết về chất lượng của sản phẩm mình cung cấp.
Đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng với giá thành bình ổn đạt chất lượng tốt nhất.
Được quí khách hàng luôn luôn tin tưởng và lựa chọn khi có nhu cầu về sản phẩm .
Chính sách bảo hành và hậu mãi của sản phẩm luôn được HD Việt Nam đặt lên ưu tiên hàng đầu.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn kĩ thuật tốt nhất về sản phẩm, phù hợp nhất với nhu cầu và mục đích sử dụng của khách hàng.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hotline, Zalo: 0986.012.168 P/vụ 24/7.
Bình luận